Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Luận văn QUYẾT SÁCH CỦA TRUNG QUỐC TRONG CUỘC CHIẾN TRANH TRỪNG PHẠT VIỆT NAM (Tác giả Bành Mộ Nhân)


Quan hệ Việt – Trung là mối quan hệ bang giao phức tạp trong lịch sử, không ít những khúc mắc, bất hòa, mâu thuẫn, mà đỉnh điểm là sự đổ vỡ với sự kiện chiến tranh biên giới năm 1979 bùng nổ. Đây cũng đồng thời là chỉ dấu đo đạc quan trọng quá trình đồng minh thân cận biến thành “kẻ thù truyền kiếp”. Có điều, nếu như trên thế giới (và thậm chí ở Trung Quốc) các nhà nghiên cứu khá thoải mái khi viết về cuộc chiến tranh này (đặc biệt, họ không ngại ngần khi gọi đúng tên sự vật- chiến tranh), thì ở Việt Nam, các nghiên cứu về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 (thường được tránh né gọi là xung đột biên giới) dường như bị coi là điều “húy kỵ”. Có lẽ, đã đến lúc các nhà nghiên cứu cần mạnh dạn hơn trong việc viết lại quá khứ lịch sử, công bằng với hiện thực lịch sử. Để có thêm tư liệu cũng như nhận diện thêm những quan điểm, những góc nhìn khác về “cuộc chiến giữa những người anh em Đỏ” – như cách gọi của giới nghiên cứu phương Tây, xin giới thiệu đến người nghiên cứu bản luận văn của tác giả Bành Mộ Nhân: QUYẾT SÁCH CỦA TRUNG QUỐC TRONG CUỘC CHIẾN TRANH TRỪNG PHẠT VIỆT NAM.
Có thể Download toàn văn bản luận văn tại địa chỉ: Mục Thư viện sách, Trang Web TRI THỨC

Đề cương môn ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, ĐHQGHN đã biên soạn Tập bài giảng phục vụ môn học và đi kèm với Tập bài giảng là Đề cương môn học.

Có thể Download Đề cương môn học tại địa chỉ: Mục Phục vụ giảng dạy, Trang Web TRI THỨC

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Cuốn sách NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH BÍ MẬT CỦA LIÊN XÔ (tác giả A. Korokov)




Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã bị lôi kéo vào một loạt các cuộc xung đột trên thế giới, ở các châu Á, châu Phi, châu Mỹ-Latin… Một thời gian dài, do những lý do khác nhau, nhất là những lý do chính trị, hàng loạt sự thật đã bị che dấu. Sự tham gia của Liên Xô trong các cuộc xung đột cục bộ khắp nơi trên thế giới hầu như không được tiết lộ, ít nhất là ở Liên Xô và trong phe XHCN. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các kho tư liệu lưu trữ được mở cửa, các nhà khoa học có điều kiện thâm nhập sâu vào hàng núi tư liệu không lồ, cho ra đời các nghiên cứu về những cuộc chiến tranh có sự hiện diện, tham gia của Liên Xô những năm tháng đối đầu Đông - Tây và hiện thực lịch sử phần nào hé lộ…; tuy nhiên, đó mới chỉ là những mạnh vụn rời rạc. Sau một quãng thời gian dày công thu thập, khai thác nguồn tư liệu, nhất là những tư liệu mới, chưa công bố, xử lý tư liệu một cách cẩn trọng, năm 2008, tác giả A. Korokov (Александр Окороков) cho ra đời cuốn sách NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH BÍ MẬT CỦA LIÊN XÔ (Секретные войны Советского Союза). Đây quả là một đột phá lớn trong những nghiên cứu về các cuộc xung đột cục bộ thời kỳ Chiến tranh Lạnh; ở đó, lần đầu tiên, người đọc có điều kiện tiếp cận tương đối đầy đủ, toàn vẹn về những điều trước đây vốn được coi là “húy kỵ” trong lịch sử chiến tranh và đối đầu phe phái.
 Có thể Download cuốn sách tại địa chỉ: Mục Thư viện sách, Trang Web TRI THỨC

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH: “CHÂN LÝ THUỘC VỀ AI?” (tác giả: Grant Evans và Kelvin Rowley; người dịch: Nguyễn Tấn Cưu)



Cuối năm 1984, hai học giả Australia Grant Evans (giảng viên Khoa Xã hội học trường Đại học New South Wales, Sydney) và Kelvin Rowley (giảng viên các đề tài nghiên cứu về chính trị và xã hội tại Viện kỹ thuật Xuyn-bơn, Melbourne) xuất bản quyển sách về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc Việt Nam – những cuộc chiến tranh được tác giả gọi là cuộc chiến tranh Đông Dương thứ ba. Trong cuốn sách, các tác giả làm rõ động cơ của Trung Quốc khi tiến hành chiến tranh biên giới phía Bắc; đồng thời, phân tích sự liên kết chặt chẽ giữa Trung Quốc và Mỹ - một trong những yếu tố khiến Trung Quốc “có một lập trường quyết liệt hơn đối với Hà Nội".

Có thể Download cuốn sách tại địa chỉ sau: Mục Thư viện sách, Trang Web TRI THỨC